CÂY ĐA CHỢ LÁNG : Cây di sản - chứng nhân lịch sử

Thứ bảy - 21/09/2024 05:04
CÂY ĐA  CHỢ LÁNG : Cây di sản - chứng nhân lịch sử
Trong tiến trình phát triển của đất nước, cây xanh luôn gắn kết với con người. Có những cây xanh tuổi đời hàng trăm, hàng ngàn năm, là chứng nhân của lịch sử, của sự biến động, đổi thay của một vùng đất, của nhiều thế hệ con người... Có những cây xanh thuộc hàng cổ thụ mọc tự nhiên nơi rừng núi. Cũng có những cây trồng ở làng quê, đô thị, được chăm sóc bởi nhiều thế hệ, những người góp công khẩn hoang lập ấp, lập làng...

        Năm 2010, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã khởi xướng việc tuyển chọn, vinh danh cây di sản với tên gọi “Bảo tồn cây di sản Việt Nam” được nhiều địa phương hưởng ứng. Có thể nói, đến bất cứ nơi đâu trên mảnh đất hình chữ S này, chúng ta đều có thể bắt gặp những cây cổ thụ có tuổi đời hàng thế kỷ, thể hiện sự trường tồn nơi đất lành. Đây không chỉ là tài sản sinh thái quý báu của nhân dân ta mà còn là nơi chứa đựng các giá trị văn hóa, lịch sử quý báu của cha ông, ẩn trong vẻ u tịch, xù xì của những “cụ” cây hàng trăm năm tuổi.
      Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, cây di sản không đơn thuần là những cây cổ thụ mà còn là chứng nhân lịch sử, văn hóa của đất nước, của dân tộc cần được tôn vinh và bảo vệ.
      Để được công nhận là cây di sản phải đáp ứng các tiêu chí như: Cây mọc tự nhiên, phải sống hơn 200 năm, cao to, hùng vĩ và có dáng đặc sắc. Cây cao hơn 40m, chu vi hơn 6m đối với cây gỗ đơn thân; cao hơn 25m, chu vi hơn 15m đối với cây đa, si thuộc chi Ficus. Đối với cây trồng, phải sống hơn 100 năm, cao to, hùng vĩ, có hình dáng đặc sắc. Cây cao hơn 30m, chu vi hơn 3,5m đối với cây gỗ đơn thân; cao hơn 20m, chu vi hơn 10m đối với các cây đa, si thuộc chi Ficus.
z4609023637289 e700b4b9f45c512d862fd4f5df4232da
 Hình ảnh cây Đa nằm trong khuôn viên Chợ Láng
 
   Cây Đa tại Chợ Láng thuộc xóm Ân Quang xã Tây Thành cũng đã được công nhận là cây di tích lịch sử với mã số: “CDTLSNA 040”. Cây đã có tuổi thọ hàng trăm năm, theo như các cụ kể lại. Bởi vậy mà cây Đa Chợ Láng đã gắn liền với đời sống của nhân dân bao đời nay của người dân xã Quang Thành xưa nói chung và Tây Thành ngày nay.
Cây Đa Chợ Láng trở thành một mốc lịch sử mà những người con của mảnh đất Tây Thành dù đi làm ăn ở đâu mấy chục năm không nhớ người, nhớ làng nhưng vẫn nhớ rằng ở đó có Cây Đa Chợ Láng.  
Cây Đa đứng giữa chợ phiên đã đi vào lịch sử và là trở thành một linh vật thiêng liêng của các tiểu thương buôn bán và nhân dân Tây Thành. Vì vậy mà các tiểu thương đã lập bàn thờ tại gốc cây đa để thắp hương xin lộc cho việc buôn bán, kinh doanh ở chợ. Vào ngày đầu tháng 01 và 15 hàng tháng âm lịch các tiểu thương buôn bán ở chợ đều làm lễ thắp hương tại gốc cây để cầu mong cho buôn may bán đắt, thuận buồm xuôi gió….Từ đó hàng năm cứ vào dịp đầu xuân năm mới Ban quản lý di tích phối hợp với Ban xóm Ân Quang tổ chức làm lễ cúng tế tại gốc cây đa để cầu mong linh vật thần linh ngụ trì tại cây Đa phù hộ độ trì cho bà con nhân dân trong xóm khỏe mạnh, bình an, làm ăn gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu….các tiểu thương được buôn bán tại chợ được may mắn, buôn bán thuận lợi… đã thu hút đông đào nhân dân và các tiểu thương tham dự.
z5853228311344 7238feb9debb4a38dad81600bf6b7087
 Bia ghi mã số và năm công nhận cây di tích
 
       Gìn giữ, phát huy giá trị cây di sản chính là thể hiện lòng biết ơn của hậu thế đối với các bậc tiền nhân đã dày công bảo vệ cây, từ đó góp phần giữ gìn cảnh quan môi trường, nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng. Vì vậy, rất cần tuyên truyền giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường cây di sản nhằm nâng cao ý thức bảo vệ cây cho người dân trong cộng đồng. Cây di sản" cần được thể chế hóa để bảo tồn, chăm sóc tốt nhất.

Nguồn tin: Ban văn hóa xã

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây