Bài tuyên truyền “An toàn thực phẩm”
Hiện nay, ngộ độc thực phẩm là vần đề hết sức phức tạp và đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của con người. An toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người và chất lượng cuộc sống.
Ngộ độc thực phẩm và các bệnh do thực phẩm kém chất lượng gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người, mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, là gánh nặng chi phí cho chăm sóc sức khoẻ.
Các vụ ngộ độc thực phẩm tại một số bếp ăn tập thể, nhiều thông tin liên tục về tình hình ATVSTP ở một số địa phương trong nước càng làm bùng lên sự lo âu của chúng ta.
Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:
Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực:
Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng, các loại kháng sinh, thuốc bảo quản không đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh.
Do quá trình chế biến không đúng:
Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả, thực phẩm chế biến không đúng quy trình, không đảm bảo vệ sinh.
- Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.- Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín.
- Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn.
- Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn.
- Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.
Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng:
- Sử dụng dụng cụ bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm như thức ăn đóng hộp hay thực phẩm được nuôi trồng từ những vùng đất nước ô nhiễm kim loại nặng.
- Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.
Hướng dẫn vệ sinh an toàn thực phẩm:
1. Lựa chọn sử dụng những thực phẩm tươi, sạch: Nên kiểm tra thật kĩ thực phẩm trước khi mua, không sử dụng thực phẩm đã bị mốc, ôi, thiu, hết hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc
2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm sạch sẽ: Nơi ăn uống phải cao ráo, sạch sẽ; thực phẩm sử dụng, dụng cụ trước khi chế biến phải được vệ sinh, sấy khô đảm bảo.
3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ, không để dụng cụ bẩn qua đêm; dụng cụ tiếp xúc với thức ăn chín hoặc sống phải được để riêng biệt.
4. Chuẩn bị thực phẩm sạch và nấu chín kĩ, bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín kĩ và đun kĩ lại thức ăn trước khi ăn.
+ Đậy kĩ thức ăn, tránh ruồi, nhặng, côn trùng xâm nhập.
+ Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín.
+ Không dùng tay để bốc thức ăn chín.
+ Đun lại thức ăn ở nhiệt độ sôi đồng đều ngay trước khi ăn.
+ Không nên ăn các loại thức ăn sống như: gỏi cá, thịt bò tái, nem, gỏi…
5. Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với thức ăn sống. Cắt móng tay ngắn và sạch sẽ.
6. Sử dụng nước sạch trong ăn, uống: Sử dụng nước đã được đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm đá.
7. Sử dụng vật liệu bao, gói sản phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh; không sử dụng sách báo cũ, bao nilon màu để gói thực phẩm; đồ bao gói phải đảm bảo sạch sẽ, không thấm chất độc vào thực phẩm
8. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ: Thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuột, ruồi, gián, chuột… Và theo hướng dẫn vệ sinh phòng, chống các dịch bệnh của Bộ y tế.
9. Thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc, hết hạn, không ăn thức ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
10. Giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh lớp học.
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm cần phải dừng ngay việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ǎn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh và báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để xử trí kịp thời và đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.
Nguồn tin: Nguyễn Thị Lưu - CCVH xã
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn