Chuyển đổi số trong giáo dục: Giải pháp, mô hình và ví dụ
Top of Form
Bottom of Form
Chuyển đổi số trong giáo dục, một đề tài không mới nhưng luôn nhận được sự quan tâm lớn từ các cơ sở ban ngành, tổ chức giáo dục, phụ huynh và cả các bạn học sinh, sinh viên.
Có nhiều ý kiến khác nhau về "chuyển đổi số trong giáo dục". Từ ứng dụng các công nghệ hiện đại trong giảng dạy, giúp thúc đẩy việc học tập hiệu quả hơn cho đến việc hỗ trợ công tác tuyển sinh, quản lý học sinh, sinh viên, quản trị cơ sở giáo dục.
Hay thay đổi hình thức giảng dạy, module hóa các chương trình giáo dục, cho phép tạo ra sự kết hợp và phối hợp có tính thích ứng cao và hiệu quả.
Và dù quan điểm là gì thì chuyển đổi số trong giáo dục vẫn dựa trên cơ sở xây dựng môi trường học tập, giảng dạy tối ưu nhất, nhằm mang đến trải nghiệm, điều kiện học tập và phát triển tốt nhất cho học sinh.
Và với quy mô trên 3 tỷ USD (2023), cùng với tỉ lệ sử dụng internet trên 75%, thị trường Edtech vẫn sẽ sôi động với nhiều đề xuất, giải pháp, công nghệ mới. Điều chúng ta cần lưu ý là phải chọn lựa được các giải pháp, mô hình phù hợp với điều kiện thực tế, giúp đẩy nhanh quá trình ứng dụng, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, tối ưu công tác quản lý.
Bài viết sau đây sẽ giúp quý vị hình dung được bức tranh toàn cảnh về chuyển đổi số giáo dục cũng như những tác động của chuyển đổi số đến giáo dục hiện nay.
I. Khái niệm chuyển đổi số trong giáo dục là gì?
Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, VR360 xin đưa ra trích dẫn tại chương trình "Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3.6/2020 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
“Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”.
Dựa trên đây, có hai nội dung chính cần tập trung đó là: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá dựa trên việc ứng dụng triệt để công nghệ số.
Vì vậy, chuyển đổi số trong giáo dục là ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin internet vào lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và hệ thống quản lý giáo dục.
Cần nhấn mạnh là chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ mới hay đổi mới công nghệ mà bao gồm những cách nghĩ mới, cách làm mới từ cải tiến phương pháp giảng dạy, cải tiến trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập đến nâng cao trải nghiệm của người học, người cố vấn và giúp hỗ trợ công tác quản lý, vận hành.
Chuyển đổi số trong giáo dục có thể bao gồm:
- Cho phép sinh viên học tập thông qua ứng dụng di động hoặc ứng dụng web.
- Cung cấp nhiều lựa chọn cho việc học trực tuyến linh hoạt, cho phép sinh viên, học sinh học từ mọi thiết bị..
- Sử dụng công nghệ để theo dõi quá trình học tập và sự tiến bộ của học sinh nhằm đưa ra các hướng dẫn, hỗ trợ phù hợp.
- Cho phép các khoa tổ chức lớp học trực tuyến. Thay thế sách giáo khoa truyền thống bằng giáo trình điện tử, giúp tiết kiệm giấy và dễ dàng cập nhật nội dung.
- Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) vào giáo dục, giúp học viên trải nghiệm môi trường học tập sinh động, tương tác và gần gũi hơn với thực tế.
- Quy trình, hệ thống quản lý quản lý trường học liền mạch từ các cấp độ tiểu học đến cao đẳng/đại học và sau đại học.
Và hiện tại chuyển đổi số trong ngành giáo dục được ứng dụng dưới 3 hình thức chính:
- Trong phương pháp giảng dạy: Công nghệ chuyển đổi số được ứng dụng các lớp học thông minh, lập trình… vào việc giảng dạy.
- Trong công tác quản lý: Số hoá các công cụ vận hành, quản lý.
- Trong lớp học: số hoá Công cụ giảng dạy, cơ sở vật chất.
II. Mô hình chuyển đổi số trong giáo dục
Trong giáo dục hiện đại, việc áp dụng công nghệ đã trở thành một xu hướng không thể tránh khỏi. Để hiểu rõ hơn về quá trình này, chúng ta có thể nhìn vào hai mô hình chuyển đổi số trong giáo dục chính: Mô hình SAMR và Mô hình TPACK. Mô hình SAMR phản ánh sự tiến bộ từ việc sử dụng công nghệ chỉ để thay thế cho các hoạt động truyền thống đến việc tái định nghĩa hoàn toàn cách mà chúng ta giảng dạy và học tập. Trong khi đó, Mô hình TPACK nhấn mạnh sự kết hợp giữa kiến thức về công nghệ, phương pháp giảng dạy, và kiến thức về nội dung, tạo ra một cơ sở vững chắc cho việc tích hợp công nghệ vào giáo dục.
Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ là việc áp dụng công nghệ vào lớp học, mà còn là một cuộc hành trình tiến bộ, bắt đầu từ sự tự phát triển đến sự thông minh hóa toàn diện của trường học. Giai đoạn chuyển đổi số tự phát là thời điểm mà cá nhân tự khám phá và tiếp cận công nghệ, trong khi giai đoạn chuyển đổi số toàn diện là mục tiêu cuối cùng, nơi công nghệ không chỉ cải thiện quá trình học tập mà còn tạo ra một môi trường học thông minh, linh hoạt và cá nhân hóa.
Để đạt được mục tiêu này, các tổ chức giáo dục cần thiết lập các chiến lược thúc đẩy phù hợp với từng giai đoạn của quá trình chuyển đổi. Từ việc cung cấp đào tạo cơ bản về công nghệ cho giáo viên đến đầu tư vào hạ tầng công nghệ và đào tạo về các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo và Internet of Things. Chỉ khi có sự kết hợp giữa các mô hình và chiến lược thúc đẩy, giáo dục mới thực sự có thể tận dụng hết tiềm năng của công nghệ để nâng cao chất lượng giáo dục và học tập.
III. Tại sao chuyển đổi số trong giáo dục quan trọng?
Chuyển đổi số trong giáo dục giúp tạo ra sự tiếp cận thông tin và kiến thức một cách dễ dàng, thu hẹp khoảng cách địa lý, cung cấp linh hoạt về thời gian và không gian học tập, tạo ra nhiều cơ hội học tập và phát triển cho học sinh, sinh viên.
Chuyển đổi số trong giáo dục giúp tạo ra sự tiếp cận thông tin và kiến thức một cách dễ dàng, thu hẹp khoảng cách địa lý, cung cấp linh hoạt về thời gian và không gian học tập.
Sự cần thiết của chuyển đổi số trong giáo dục thể hiện rõ vào giai đoạn đại dịch COVID - 19. Nhìn rộng ra thế giới, COVID đã khiến 1,27 tỷ trẻ em tại hơn 190 quốc gia, chiếm tới 95% học sinh tiểu học và trung học trên toàn thế giới, trải qua tình trạng gián đoạn học tập. Vào đỉnh điểm, phân tích dữ liệu từ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) (2021) cho thấy 1,6 tỷ người học ở hơn 190 quốc gia đã nghỉ học.
Ngoài ra, việc đóng cửa trường học và chuyển sang học trực tuyến có thể có tác động đặc biệt bất lợi đến việc học tập của trẻ nhỏ, những bạn cần bắt đầu xây dựng các kỹ năng mềm hơn (ví dụ: kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm) và nhiều trẻ nhỏ gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trước màn hình máy tính.
Tại Việt Nam, Giáo dục cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Ứớc tính có khoảng 4,4 triệu trẻ em mẫu giáo Việt Nam bị gián đoạn việc học do COVID-19, gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong một thời gian rất dài. Trên 7 vạn sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực. Việc học tập trực tuyến trong điều kiện hạ tầng không đồng bộ, hạn chế, bất cập giữa các địa phương, nhà trường... gây ra nhiều hệ lụy và ảnh hưởng tiêu cực cho các nhà trường, gia đình.
Những điều này này đã phần nào chứng tỏ tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục.
Và trên thực tế, trong giai đoạn trên, Bộ GDĐT đã ban hành Chỉ thị, Công điện và các văn bản hướng dẫn địa phương chủ động linh hoạt chuyển đổi giữa dạy học trực tiếp và dạy học trực tuyến, trên truyền hình; duy trì dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình để hỗ trợ dạy học trực tiếp. Điều này cũng thu hút rất nhiều các cá nhân, doanh nghiệp ngoài nhà nước tham gia vào công tác chuyển đổi số với nhiều cấp độ khác nhau. Phần nào là những tư vấn, ý kiến đóng góp, hỗ trợ xây dựng hệ thống học tập trực tuyến,...
Đặc biệt khi Việt Nam đang tiến vào thập kỷ thứ 3 của thế kỉ XXI, là thập kỷ của nền kinh tế tri thức, của công nghệ, chuyển đổi số trong giáo dục đã đem lại những cơ hội học tập và những cơ hội để mọi công dân có thể phát triển bản thân, tiếp cận tri thức một cách dễ dàng, công bằng hơn, hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội học suốt đời.
Tìm hiểu chi tiết về: Tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục
IV. Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục
Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục trên thế giới đang diễn ra rất sôi nổi. Nhiều quốc gia đã và đang triển khai các chiến lược chuyển đổi số, đặc biệt là chú trọng vào chuyển đổi số trong ngành giáo dục và đào tạo. Có thể kể đến một số nước phát triển trên thế giới như tại Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia… với nội dung chuyển đổi số đa dạng và bao phủ mọi lĩnh vực cuộc sống. Các lĩnh vực chuyển đổi số được chú trọng trên thế giới bao gồm kinh tế, y tế, văn hóa, nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông... trong đó không thể thiếu chuyển đổi số giáo dục các cấp như chuyển đổi số trong giáo dục mầm non và chuyển đổi số trong giáo dục tiểu học đang được chú trọng.
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam nói chung và ngành giáo dục đào tạo nói riêng cũng không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới và phải thực hiện rất khẩn trương nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp mang lại. Đề án chuyển đổi số cũng được Chính phủ Việt Nam dành sự quan tâm đặc biệt bằng hàng loạt các chính sách đã được ban hành.
Theo một thống kê, tại Việt Nam hiện nay đã có khoảng 60 cơ sở giáo dục - đào tạo và hơn 700 phòng giáo dục - đào tạo đã triển khai chiến lược chuyển đổi số ngành giáo dục. Bài viết này sẽ đưa ra một số nội giải pháp chuyển đổi số trong ngành giáo dục, mô hình và một số ví dụ điển hình về chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay.
Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp thông tin báo cáo VR trong giáo dục mới nhất
V. Ứng dụng chuyển đổi số trong phương pháp giảng dạy
Xu hướng công nghệ số không gian giảng dạy, học tập cần được nhân rộng, các thiết bị thông minh được lắp đặt tại các lớp học như: đầu ghi hình, bàn học thông minh, bảng điện tử thông minh, thiết bị họp trực tuyến,… đã được đưa vào sử dụng. Nhiều doanh nghiệp giáo dục cũng tạo điều kiện để sinh viên tham gia trải nghiệm, tiếp cận công nghệ cao, thậm chí tham gia các chuyến tham quan thực tế ảo.
Trong những năm gần đây chuyển đổi số trong ngành giáo dục đã được quan tâm và chú ý hơn. Ngành giáo dục đã phát triển mô hình giảng dạy học trực tuyến online để người học có thể học mọi nơi, mọi lúc, chủ động trong việc học tập hiệu quả hơn. Dưới đây là một số giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục (các phương pháp dạy học được ứng dụng công nghệ chuyển đổi số) của VR360:
- Công nghệ thực tế ảo Virtual Tour.
- Nền tảng dạy và học trực tuyến E-Class.
- Nền tảng hỗ trợ tổ chức lớp học trực tuyến Bizverse Meet.
- Metaverse Space.
VI. Chuyển đổi số trong giáo dục cần những điều kiện gì?
Học trực tuyến đòi hỏi phải có mạng internet, máy móc, phần mềm học thì những vấn đề này khá dễ dàng để thực hiện được. Cái khó ở đây trong chuyển đối số giáo dục là thay đổi tư duy và thói quen tại các cơ sở đào tạo.
Giáo dục là một trong các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số trong ngành giáo dục đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo học sinh, sinh viên, giúp Việt Nam trở thành những quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo.
Chuyển đổi số trong ngành giáo dục cần phải có nền tảng công nghệ quốc gia thống nhất để tất cả mọi người trong ngành giáo dục đều có thể tham gia. Tài nguyên số, học thuật cũng cần phải thực hiện trên công nghệ thống nhất để mọi công việc học tập, giảng dạy hay học trực tuyến trong đại dịch covid-19 đem lại hiệu quả tốt nhất.
VII. Giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục
Chuyển đổi số trong ngành giáo dục hiện vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục, hoàn thiện bằng các giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Dưới đây là một số giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục mà chúng ta cần chú ý:
7.1 Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số giáo dục
Để thực hiện thành công chuyển đổi số trong ngành giáo dục, yếu tố con người đóng vai trò rất quan trọng. Cụ thể, cần nâng cao nhận thức, phổ cập tư tưởng cho từng giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý nhà trường để hiểu rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số và cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục.
Song song đó, cần bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong việc ứng dụng công nghệ của tất cả giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý nhà trường để hướng đến mục tiêu thúc đẩy thành công chuyển đổi số trong giáo dục.
7.2 Hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong giáo dục
Để thực hiện thành công chuyển đổi số cần có giải pháp nhanh chóng hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành giáo dục cần chú trọng triển khai hệ thống chia sẻ dữ liệu đồng bộ trong toàn ngành giáo dục đặc biệt là chuyển đổi số trong giáo dục mầm non và các cấp giáo dục liên quan, bao gồm giáo dục phổ thông và đại học. Đồng thời, từng bước chuyển đổi tài liệu giấy sang văn bản điện tử để thuận tiện và đồng nhất trong công tác quản lý.
7.3 Xây dựng hạ tầng mạng, thiết bị công nghệ
Hạ tầng mạng, trang thiết bị công nghệ cần được đổi mới, cải thiện, đặc biệt là ở những khu vực có kết nối kém để thu hẹp khoảng cách vùng miền. Với giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục này, có thể ưu tiên hình thức thuê dịch vụ hoặc huy động nguồn lực xã hội hóa.
7.4 Ứng dụng công nghệ mới vào đào tạo
Chuyển đổi số trong giáo dục bằng cách áp dụng các phần mềm quản lý là giải pháp được nhiều cơ sở áp dụng hiện nay. Trong một buổi lễ ký kết hợp tác giữa Công ty CP Công Nghệ Bizverse với Udemy (Website học trực tuyến với hơn 20 triệu người dùng trên toàn thế giới), đại diện Udemy đã nhấn mạnh: “Việc hợp tác với Bizverse để đưa các khoá học lên nền tảng kỹ thuật số Metaverse là cách để Udemy thực hiện sứ mệnh của mình giúp hàng tỷ người trên thế giới tiếp cận tri thức một cách dễ dàng".
VIII. Lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam
Chuyển đổi số đã và đang tạo ra những thay đổi tích cực trong ngành giáo dục tại Việt Nam, tạo nên một hệ thống chặt chẽ tại các cơ sở từ giảng dạy, học tập đến quản lý. Cụ thể, chuyển đổi số đã mang lại những lợi ích sau đối với ngành giáo dục Việt Nam.
8.1 Chủ động trong học tập và giảng dạy
Chuyển đổi số trong ngành giáo dục đã mở ra không gian học tập thoải mái qua mạng Internet, bạn có thể học mọi lúc, mọi nơi. Giờ đây, người học có thể tiếp thu kiến thức dễ dàng, thuận tiện hơn. Chính điều này, đã mở ra cho Việt Nam nói riêng một nền giáo dục mở hoàn toàn mới.
Điểm cộng là mang tới không gian học tập lý tưởng, phù hợp với mọi đối tượng. Bạn có thể học ở nhà, quán cà phê,… hay bất kỳ đâu bạn cảm thấy thoải mái nhất, tiếp thu kiến thức tốt nhất. Với một tinh thần thoải mái, hiển nhiên kết quả học tập sẽ được cải thiện, nâng cao hơn. Nó giúp loại bỏ những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian học, nâng cao tư duy cho người học.
8.2 Chất lượng giáo dục được nâng cao
Chuyển đổi số trong giáo dục đã tạo nên kỷ nguyên mới, khi mà người dạy và người học được trao quyền để áp dụng công nghệ. Các thành tựu như:
- Big Data giúp lưu trữ mọi kiến thức lên mạng.
- IoT giúp theo dõi hoạt động của học sinh, quản lý, giám sát học sinh.
- Blockchain giúp quản lý thông tin, hồ sơ giáo dục của học sinh. Cho phép quản lý, chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường khác nhau và bảng điểm để đảm bảo thông tin được minh bạch.
8.3 Tiết kiệm chi phí
Khả năng tiết kiệm chi phí là một lợi ích lớn, thiết thực mà chuyển đổi số trong giáo dục đem lại. Khi thấy được giá trị phương pháp mang lại, chắc chắn bạn sẽ thấy hài lòng về kết quả nhận được. Chuyển đổi số trong ngành giáo còn giúp bạn có nhiều sự lựa chọn. Thay vì đến trường, bạn có thể tham gia khóa học E-Learning với chi phí rẻ hơn. Thậm chí bạn có thể chọn khóa học bạn quan tâm, phù hợp với bản thân. Điều này giúp bạn học tập chất lượng, hiệu quả hơn.
8.4 Nâng cao hiệu quả tuyển sinh nhờ công nghệ thực tế ảo
Giải pháp tuyển sinh hoàn toàn mới giúp nhà trường tạo ấn tượng với học sinh, gia tăng niềm tin với phụ huynh và quan trọng nhất là nâng cao lợi thế cạnh tranh trong quá trình tuyển sinh nhờ vào sự khác biệt. Ứng dụng công nghệ trong quá trình chuyển đổi số trong giáo dục cho phép:
- Học sinh có góc nhìn trực quan, sống động nhất về môi trường học tập.
- Tự do tham quan và khám phá mọi lúc mọi nơi.
- Rút ngắn thời gian tìm hiểu và đưa ra quyết định của phụ huynh, học sinh.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian trong quá trình tuyển sinh.
- Dễ sử dụng, tương thích với nhiều thiết bị thông minh.
Tham quan một vòng Trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh (HUB) tại liên kết sau: Tour tham quan HUB để có góc nhìn toàn cảnh về cách công nghệ thực tế ảo và 360 hỗ trợ công tác quảng bá hình ảnh của nhà trường tới học sinh, sinh viên và phụ huynh.
Công nghệ VR360 Tour giúp học sinh, phụ huynh quan sát mọi góc độ của trường học, từ tổng quan bên ngoài đến chi tiết bên trong, việc tìm hiểu thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, việc này giúp nhà trường tiết kiệm chi phí, nguồn lực cho việc tuyển sinh, thay thế các phương tiện quảng cáo truyền thống, hay các chuyến tham quan trực tiếp trường học.
Có thể bạn quan tâm: Bật mí 6 lợi ích của thực tế ảo trong giáo dục và đào tạo
IX. Ví dụ về chuyển đổi số trong giáo dục bằng công nghệ VR360
Một ví dụ về chuyển đổi số trong giáo dục là giải pháp ứng dụng công nghệ VR360 mang lại cho học sinh, sinh viên cách tiếp cận thực tế, dễ hiểu, phong phú và hấp dẫn hơn nhiều so với việc cung cấp thông qua sách, trang web hoặc thậm chí video. Các tiết học trở nên sinh động và cụ thể hơn, người học sẽ được tương tác và tiếp cận với môi trường ảo để khám phá sâu rộng, hiểu rõ hơn về chúng, điều này giúp người học vừa cảm thấy thú vị vừa dễ hiểu bài và ghi nhớ sâu hơn.
Học viên học sửa chữa có thể trực tiếp thực hành trên máy tính hay điện thoại và không cần dùng nhiều máy móc. Nhờ vậy sẽ tiết kiệm được kinh phí mà vẫn có thể dễ dàng tiếp thu bài học. VR360 trong ngành giáo dục đã đem đến nhiều phương thức đào tạo hoàn toàn mới mẻ, trực quan, sinh động giúp việc học cũng trở nên thú vị hơn nhiều, đồng thời cũng tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng học tập của học sinh và sinh viên.
Xem thêm ví dụ: GIẢI PHÁP QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH TRƯỜNG HỌC, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẰNG CÔNG NGHỆ 4.0
Hình thức học tập qua nền tảng Metaverse tương lai sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho người dùng. Chẳng hạn như khi dạy học trên metaverse, kiến thức được mô phỏng và hiện thực hoá sống động và gần giống với thực tế nhất thay vì học sinh, sinh viên phải tiếp thu những kiến thức “khô khan” trong sách giáo khoa.
Người học có thể quan sát quy trình thực hành khi giải phẫu, quan sát chuyển động, tham quan các khu di tích lịch sử… di chuyển đến những địa điểm tưởng chừng như rất khó mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian bằng công nghệ AR, 3D, không gian 360. Từ đó, có thể dễ dàng hình dung và tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.
Qua bài chia sẻ này, một phần nào đó giúp bạn hiểu được chuyển đổi số trong giáo dục là gì, thực trạng sử dụng hiện nay tại Việt Nam, cũng như lợi ích chuyển đổi số đem lại.