Triển khai kế hoạch sản xuất cây vụ Đông năm 2024

Thứ tư - 04/09/2024 07:13
Kế hoạch sản xuất cây vụ Đông năm 2024 trên địa bàn xã Tây Thành
        I. Kết quả sản xuất:
   Sản xuất vụ Đông năm 2023 diễn ra trong điều kiện thời tiết, sâu bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, đầu vụ chịu ảnh hưởng liên tiếp của các đợt mưa lớn từ ngày 25/9/2023 đến ngày 29/9/2023 lượng mưa phổ biến 230 – 300 mm/đợt, gây ngập úng cục bộ, đổ ngã một số diện tích hoa màu. Đặc biệt tình trạng chuột phá hoại nhiều, làm giảm năng suất bình quân của các loại cây trồng, nhất là đối với ngô Thu Đông.
          Tuy nhiên với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND xã và sự phối hợp chỉ đạo của các ban ngành đoàn thể, các đơn vị xóm và đặc biệt là sự cố gắng khắc phục của bà con nhân dân nên diện tích năng suất các loại cây trồng cũng đạt được những kết quả nhất định.
1. Cây Ngô: Thực hiện 86,5 ha/ KH 90 ha đạt 96,1 %, Trong đó, trồng trên đất 1 lúa là 6,5 ha, còn lại 80 ha là bố trí trên diện tích đất màu, vườn. Năng suất bình quân 40,5 tạ/ ha/ KH 42 tạ/ ha đạt 96,4%, sản lượng đạt 350,3 tấn. Diện tích ngô chủ yếu là gieo trồng để phục vụ chăn nuôi, chưa có diện tích gieo trồng theo hướng liên kết với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm.
2. Khoai lang: Thực hiện được 4,0 ha/ KH 5 ha đạt 80 %, năng suất bình quân 75,0 tạ/ ha, sản lượng đạt 30,0 tấn. Chủ yếu là khoai phục vụ chăn nuôi và làm rau xanh, chưa có diện tích khoai chất lượng cao nên giá trị kinh tế chưa cao.
3. Lạc thu: Diện tích thực hiện 6,5 ha/ KH 7,5 ha đạt 86,7 %, năng suất 21,5 tạ/ ha, sản lượng đạt 13,97 tấn.
4. Rau màu các loại: Thực hiện được 35,0 ha/ KH 36,5 ha đạt 95,89 %, tổng sản lượng ước tính 658 tấn. Lợi thế địa phương là khu vực có Chợ giao lưu buôn bán các mặt hàng, vì vậy càng ngày nhân dân sản xuất theo hướng hàng hóa, nhiều loại rau màu có giá trị kinh tế cao được gieo trồng khá nhiều như dưa chuột, cà xanh, bắp cải, súp lơ,…
 5. Cá vụ 3: Cá vụ 3 diện tích nuôi đạt 3,0 ha, sản lượng ước tính 4,8 tấn. Mặc dù đã có một số hộ đầu tư thâm canh cá vụ 3, tuy nhiên diện tích chưa nhiều nên sản lượng
 II. Nguyên nhân đạt được và bài học kinh nghiệm
1. Nguyên nhân đạt được
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ huyện đến xã. Từ đầu vụ Đảng
ủy – UBND xã đã tập trung quán triệt chỉ đạo các ban ngành từ xã đến cơ sở xóm và bà con nông dân.
          Nhiều giống mới có năng suất, hiệu quả kinh tế cao như Ngô NK7328 Bt/Gt, NK 4300 Bt/Gt; CP501, Bí ngô cao sản, Bí đao, Súp lơ xanh, dưa chuột xanh,… được đưa vào sản xuất rộng rãi.Bà con nông dân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư, thâm canh cây vụ Đông.
   UBND tỉnh, huyện đã có các cơ chế chính sách để kịp thời hỗ trợ và khuyến khích nông dân mạnh dạn đầu sản xuất vụ Đông.
     Cây rau màu đã thực sự trở thành cây hàng hóa ở nhiều xóm, sản xuất rau đem lại thu nhập khá cao cho nhân dân, cơ cấu rau phong phú đáp ứng nhu cầu của thị trường, đặc biệt là tại thị trường Chợ Láng.
2. Nguyên nhân tồn tại:
     Vụ Đông luôn là vụ sản xuất trong điều kiện thời tiết bất lợi hơn so với các vụ khác trong năm nên thường năng suất thấp hơn so với vụ Xuân và vụ Hè.
    Sản xuất vụ Đông chủ yếu là tập trung trên đất màu, diện tích sản xuất trên đất lúa còn hạn chế.
 Mặc dù đã có sự chỉ đạo của Đảng ủy – HĐND – UBND xã, tuy nhiên vẫn  chưa quyết liệt. Các tổ chức, đoàn thể xã vẫn chưa xem chỉ đạo sản xuất vụ Đông năm 2023 là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức mình. Một số đơn vị xóm chỉ đạo thiếu quyết liệt dẫn đến diện tích, năng suất, sản lượng đạt thấp; trong sản xuất diện tích còn manh mún nhỏ lẻ.
          Mặc dù đã phát triển vụ Đông theo hướng sản xuất rau màu, tuy nhiên một số cây trồng vụ Đông có giá trị kinh tế cao như: Cà chua, dưa chuột, bí xanh, cà xanh, diện tích còn hạn chế so với tiềm năng của địa phương, còn phát triển theo hướng tự phát.
          Mô hình sản xuất cà pháo theo hướng an toàn thực phẩm vẫn chưa thực hiện được, do nhân dân chưa mạnh dạn trong công tác đăng ký tham gia mô hình.
          Do nhiều ngành, nghề khác thu nhập cao hơn nên lao động chính hầu hết đi làm ăn xa, từ đó công tác đầu tư, chăm sóc cây vụ Đông cũng không được nông dân chú trọng cao.
3. Bài học kinh nghiệm.
    Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, việc tổ chức thực hiện của UBND xã, ban chỉ đạo sản xuất các xóm là nhân tố quan trọng để dành thắng lợi, chỉ đạo xây dựng KH sớm, sát với điều kiện của từng xóm.
    Chú trọng công tác tuyên truyền, vận dụng chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất, quy trình sản xuất để nhân dân thay đổi tập quán sản xuất, nhận thức đúng vai trò, vị trí của cây vụ Đông là một vụ sản xuất chính vừa sản xuất hàng hóa vừa tạo sản phẩm phục vụ chăn nuôi, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả và cơ cấu thu nhập. Vừa giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, vừa cải tạo đất đai, tạo nền thâm canh.
          Có các cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích phát triển mở rộng sản xuất, chính sách khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị hoàn thành chỉ tiêu KH đề ra và có hình thức phê bình, kỷ luật đối với những đơn vị buông lỏng công tác chỉ đạo không hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
          Theo dõi diễn biến của thời tiết để từ đó bố trí thời vụ phù hợp, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai.
          Bám sát quy hoạch để tập trung chỉ đạo làm tốt công tác thủy lợi như: khơi thông mương máng để đảm bảo tưới, tiêu và làm tốt công tác giao thông nội đồng.
          Chủ động liên kết với các doanh nghiệp có uy tín để ký kết hợp đồng đầu tư và bao tiêu sản phẩm cây trồng vụ Đông.
 
PHẦN THỨ HAI
Kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2024
I. Thuận lợi, khó khăn
1. Thuận lợi:
- Được cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể từ tỉnh đến địa phương quan tâm chỉ đạo, phát triển sản xuất. Đảng ủy – HĐND – UBND xã đã xác định việc chỉ đạo sản xuất cây vụ Đông là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, từ đó tiếp tục phân công cán bộ bám sát cơ sở để chỉ đạo.
- Các loại vật tư phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật được các đơn vị sản xuất, cung ứng chuẩn bị đủ về số lượng và đa dạng về chủng loại đáp ứng  đủ nhu cầu cho sản xuất.
          - Các loại giống có tiềm năng, năng suất cao, chất lượng tốt đã đưa vào nhân rộng trong sản xuất như Ngô biến đổi gen NK 7328 Bt/Gt, NK4300 Bt/Gt, CP 511, CP 111, CP 301,…Bí đao, dưa chuột, Các tiến bộ KHKT đã đựợc triển khai sâu rộng và đã được bà con nông dân áp dụng vào sản xuất.
          2. Khó khăn:
- Thời tiết vụ Đông diễn biến phức tạp, khó lường, thường xuyên xảy ra các đợt thiên tai trong sản xuất vụ Đông. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ, hiện tượng mưa lớn, dông, lốc, mưa đá trong giai đoạn chuyển mùa trùng với thời điểm gieo trồng. Do đó, nguy cơ cao gây gây thiệt hại và ảnh hưởng đến sản xuất các cây trồng vụ Đông.
- Sâu bệnh trong vụ Hè thu phát sinh gây hại nhiều đặc biệt là nạn chuột và sâu keo hại ngô đang phát sinh thành dịch và rất khó phòng trừ.
- Do các công việc khác ngày công thu nhập cao hơn và ít rủi ro hơn sản xuất cây vụ Đông nên nông dân không mặn mà với cây vụ Đông, đặc biệt là cây Ngô và Khoai lang trên đất 2 lúa. Ngoài ra giá các loại vật tư, phân bón, giống vẫn ở mức rất cao, chi phí sản xuất lớn, hiệu quả kinh tế thấp; Giá nông sản thấp, bấp bênh, tiêu thụ không ổn định đã gây tâm lý không tốt cho người dân.
II. Phương hướng, chỉ tiêu thực hiện
1. Phương hướng:
          Tập trung chỉ đạo phấn đấu sản xuất đạt mức cao nhất về diện tích, năng suất, sản lượng theo kế hoạch đề ra với phương châm sản xuất an toàn và phát huy mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất vụ Đông theo hướng sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao, gia tăng giá trị sản xuất, góp phần quan trọng vào hoàn thành kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2024.
           Vụ Đông năm 2024 tập trung chỉ đạo nhân dân gieo trồng ngô trên đất màu và đất 1 lúa. Tập trung chỉ đạo nhân dân gieo trồng các loại rau màu có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho các ngày lễ tết như su hào, bắp cải, súp lơ, cà pháo, dưa chuột,….
2. Chỉ tiêu:
          Trên cơ sở chỉ tiêu UBND xã giao cho các xóm, đề nghị các xóm căn cứ vào quỹ đất, lao động để động viên bà con nông dân đa dạng hóa các loại cây trồng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày, tăng sản phẩm tập trung đầu tư cho chăn nuôi và tạo hàng hóa phục vụ thị trường.
a). Nông nghiệp: Tổng diện tích vụ Đông năm 2024 là 110 ha
* Cây ngô : 87,5 ha. Trong đó bố trí trên diện tích đất màu, vườn là 82,0 ha, trên đất 1 lúa là 5,5 ha. Dự kiến năng suất 42,0 tạ/ha; sản lượng 367,5 tấn.
* Cây khoai lang: diện tích trồng 5,5 ha. Dự kiến năng suất 75 tạ/ha; sản lượng 41,25 tấn. Tăng thêm 1,5 ha ( so với vụ Đông 2023) do nhân dân chuyển đổi từ trồng cây Ngô sang  trồng cây  khoai lang tại cánh đồng Khe Giang xóm xóm Hậu Thành.
* Rau màu các loại: 17,0 ha gồm:
          - Cà các loại 10,0 ha, tập trung các xóm Đồng Kén, Tiên Sơn, Khánh Thành, Ân Quang. Các loại rau hàng hóa như Xu hào, bắp cải, dưa chuột,… 7,0 ha.
b). Cây ăn quả, cây dược liệu:
          Tiếp tục tập trung chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại 35,0 ha diện tích cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Nhân rộng mô hình cây chè vằng lên 2,5 ha và  chăm sóc diện tích đã gieo trồng vụ Xuân năm 2024.
c). Cây lâm nghiệp: Làm tốt công tác trồng rừng, chăm sóc khoanh nuôi và bảo vệ 1.048,5 ha rừng, tiếp tục triển khai cho nhân dân đăng ký  mô hình cây gỗ lớn, hoàn thành kế hoạch trồng mới năm 2024 là 105 ha.
d). Nuôi trồng thủy sản:
Thực hiện nuôi trồng thủy sản trên 36,5 ha diện tích mặt nước ở các hồ đập, khuyến khích nuôi trồng thủy sản theo hướng dịch vụ ở một số hồ đập phù hợp như Cao Sơn, Khe Eo, Hố Ná, Lò Sả,... Khuyến khích nhân dân nuôi cá vụ 3 trên các chân ruộng chủ động nước với diện tích 4,5 ha.
Xây dựng mô hình 0,15 ha chăn nuôi ốc bươu đen.
3. Thời vụ:
a). Cây ngô: Ngô Đông trên đất màu và đất lúa bỏ hoang tranh thủ thời tiết nắng ráo làm đất gieo trỉa xong trước 25/ 8/ 2024. Trên đất lúa, sau khi thu hoạch lúa xong, làm đất và gieo trỉa trước ngày 15/9/ 2024.
b). Các loại rau màu: Bố trí trên diện tích đất tiêu và thoát nước tốt và tập trung gieo trỉa từ đầu tháng 10/ 2024.
d). Khoai lang: Trên diện tích đất màu kết thúc gieo trồng trước 10/ 9. Trên diện tích đất lúa kết thúc trước ngày 15/ 9.
4. Cơ cấu giống:
a). Cây Ngô: Cơ cấu trồng các loại giống chủ lực, kháng sâu như:
Ngô 30Y87 Bt/Gt; CP 501, NK 7328 Bt/Gt,  NK4300 Bt/Gt,…Ngoài ra có thể gieo trồng các giống ngô mang tính hàng hóa như: Ngô nếp HN88, MX10, Ngô ngọt,…
b). Khoai lang: chủ yếu các giống khoai địa phương. Một số diện tích phù hợp có thể gieo trồng các giống khoai chất lượng cao như KLC266, Khoai Hoàng Long,...
c). Cây lạc: Giống chủ lực L14, TB25, Sen Nghệ An
d). Các loại rau màu: Trên cơ sở đất đai, nhu cầu thị trường, tập quán và kinh nghiệm canh tác của nhân dân để gieo trồng các loại rau đậu phù hợp có hiệu quả kinh tế cao. Chú trọng phát triển các loại rau màu có hiệu quả kinh tế cao để nâng cao hiệu quả sản xuất như súp lơ, cà pháo, su hào, bắp cải,…
5. Cơ chế chính sách:
Thực hiện đầy đủ các cơ chế chính sách, cơ chế hỗ trợ của tỉnh, huyện về sản xuất nông nghiệp khi cấp trên triển khai thực hiện. Ngoài ra UBND xã cân đối ngân sách hỗ trợ kinh phí để xây dựng một số mô hình, cụ thể:
- UBND xã hỗ trợ kinh phí 30% tiền giống cho xây dựng mô hình chăn nuôi ốc bươu đen, theo định mức 100 con/ m2. Quy mô của mô hình 0,15 ha, Kinh phí dự kiến hỗ trợ 10 triệu đồng.
- Hỗ trợ tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT đến tận người dân, đặc biệt là tập huấn về kỷ thuật nuôi, trồng các loại cây con mới.
6. Tổ chức thực hiện:
   Thành lập BCĐ sản xuất vụ Đông năm 2024
  - ở xã: Đ/c chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Đ/c PCT. UBND xã phụ trách Nông nghiệp làm phó ban trực, các đồng chí trưởng các ban ngành liên quan, Ban NN & PTNT, HTX,làm ban viên ( Có quyết định kèm theo)
      - ở xóm: Đ/c xóm trưởng làm tiểu trưởng ban, Đ/c bí thư chi bộ làm phó ban, KNV và trưởng các ban ngành đoàn thể làm ban viên.
     - Nhiệm vụ của các ban ngành chịu trách nhiệm triển khai các NQ của Đảng, chủ trương nhà nước, KH sản xuất vụ Đông đến các thành viên, hội viên mình và động viên bà con nông dân tích cực đầu tư thâm canh mở rộng diện tích cây vụ Đông để hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu đề ra.
         - Ban NN & PTNT xã, HTX DV NN-NT chịu trách nhiệm trước UBND xã về cung ứng các loại giống cây trồng đúng luồng đảm bảo chất lượng và cung ứng các loại thuốc BVTV. Phối hợp với các đơn vị làm hồ sơ đầy đủ để đáp ứng các cơ chế chính sách đến tận người dân.
          - Phối kết hợp với các đoàn thể, các xóm để tập huấn và hướng dẫn tiến bộ kỷ thuật đến người sản xuất trong thâm canh và phòng trừ sâu bệnh, dịch hại.
          - Ban tài chính chịu trách nhiệm trước UBND xã về cân đối nguồn để hỗ trợ nhân dân, khuyến khích, khen thưởng và hỗ trợ mô hình cây con mới.
          - Đài truyền thanh xã chịu trách nhiệm trước UBND xã về tuyên truyền tổ chức thực hiện KH cây trồng vụ Đông trên mạng truyền thanh xã.
          - Các xóm căn cứ vào chỉ tiêu KH để lập KH sản xuất cụ thể của xóm mình và đa dạng hóa các loại giống cây trồng vụ Đông.
Nguồn tin: Ban nông nghiệp xã

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thu Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây