Qua kiểm tra thăm đồng của ban NN & PTNT xã cho thấy cây Lúa vụ hè Thu đang trong giai đoạn kết thúc đẻ nhánh đến phân hoá đòng , đây là giai đoạn rất quan trọng quyết định đến năng suất cuối vụ do đó bà con nhân dân cần phải thường xuyên kiểm tra ruộng của gia đình mình để bổ sung dinh dưỡng , chăm sóc cây lúa, điều tra phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời .
Bên cạnh đó theo dự báo thời tiết khu vực Yên Thành Nghệ An trong tuần tới diễn biến thời tiết phức tạp nắng nóng xen kẻ có mưa rào và giông một số nơi, trời dịu mát , nhiệt độ giao động từ 27 -34 0c., là điều kiện thời tiết thuận lợi cho một số đối tượng phát sinh phát triển gây hại mạnh có khả năng gây thành dịch nếu như ko phát hiện và phòng trừ kịp thời.
Để đảm bảo cho lúa Hè Thu sinh trưởng và phát triển tốt đạt năng suất cao phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả, ban nông nghiệp xã hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ một số đối tượng đã và đang phát sinh gây hại trên lúa Hè Thu như: bệnh đốm nâu trên vùng chân đất cao cưỡng, sâu đục thân 2 chấm; sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng,...
I. Biện pháp chăm sóc :
Đối với những diện tích gieo cấy sớm bắt đầu bước sang giai đoạn phân hoá đòng, bà con nhân dân cần phải thường xuyên kiểm tra ruộng lúa của gia đình mình, quan sát nếu thấy cây lúa thân đã tròn mình, thấy lá lúa vót dài đầu thắt eo, bóc tách dảnh lúa thấy có bùi nhùi , cần tiến hành giữ đủ nước trong ruộng cần tiến hành bón thúc lần 2 với lượng bón cụ thể nhu: Đối với phân đơn : Phân ka ly bón 50 % 4-5 kg/sào. Đối với phân đạm thì liên quan đến màu sắc của lá lúa mới quyết định lượng bón, nếu thấy cây lúa ngã màu vàng biểu hiện thiếu đạm) bón bổ sung thêm 1-2 kg phân đạm/ sào.
Hình ảnh cây lúa sâu khi bóc tách ra bước sang giai đoạn phân hoá đòng
* Đối với phân tổng hợp NPK chuyên dùng cho bón thúc đòng như: loại phân 15-5-20 bón 6-8 kg/sào.
II. Một số đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại chính
1 Hiện nay, bệnh khô vằn hại lúa xuất hiện với tỷ lệ hại phổ biến từ 5 – 7%, nơi cao từ 10 – 15 %. Ban chỉ huy các xóm hướng dẫn nông dân phun bệnh khô vằn hại lúa đối với diện tích có 10% số dảnh bị bệnh bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Validacin 3-5L, Vida 5WP .... kết hợp phun phòng bệnh lem lép hạt: Tilt super 300ND, Nativo 750 WG...... phun theo liều lượng khuyến cáo.
2. Đối với sâu cuốn lá nhỏ
2. Đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 6: Thường xuyên kiểm tra thăm đồng để điều tra phát hiện kịp thời, chính xác thời gian xuất hiện của sâu non tuổi 1-tuổi 3 lứa 6 và chỉ phòng trừ trên những diện tích có mật độ sâu gây hại từ 50 con/m2 trở lên ( đối với giai đoạn đẻ nhánh); 30 con /m2 trở lên (đối với giai đoạn làm đòng) bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Ammate 150 SC, Clever 150 SC, An gun 5 WG,.. Phun theo liều khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng.. Lưu ý nếu trên đồng ruộng có cả sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân gây hại cùng lúc thì nên sử dụng một trong các loại thuốc như: ViTaKo 40 WG, Prevathon 5 SC,.. để phòng trừ. Thời gian phun trừ hiệu quả nhất từ ngày 02/8 đến 10/08/2024, phun khi sâu đa số sâu tuổi 1-3. Tuyệt đối không được chủ quan lơ là, khi sâu đã cuốn vào lá , gây cháy lá mới phun thuốc thì hiệu quả phòng trừ không cao.
Hình ảnh sâu cuốn lá nhỏ cuối tuổi 5 chuẩn bị hoá nhộng
3. Đối với sâu đục thân: Hiện nay đã xuất hiện cục bộ một số cánh đồng với mật độ rải rác nơi cao 1-2 con/m2, sâu đang ở pha trưởng thành ( dự kiến trưởng thành ra rộ từ 28/7 đến 05/8 ( thời gian phun tốt nhất từ 05 -12 /8/2024). Dự kiến sâu đục thân 2 chấm sẽ gối lứa và sẽ gây hại bông bạc vào giai đoạn ôm đòng đến trổ, do đó bà con cần phải thường xuyên thăm đồng khi phát hiện có mật độ ổ trứng 0,3 –0,5 ổ trứng/m2 đối với giai đoạn đẻ nhánh và 0,1 ổ trứng/m2 đối với giai đoạn làm đòng đến chín thì tiến hành sử dụng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Vitako 40 WG, Prevathon 5 SC...phun theo nguyên tắc 4 đúng.
Hình ảnh trứng sâu đục thân 2 chấm
4. Đối với Nhện Gié: Đây là đối tượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng và khó phòng trừ. Hiện nay nhện đã xuất hiện cục bộ ở một số cánh đồng với tỷ lệ rải rác, nơi cao 2- 5 % số dảnh bị hại nhện sẽ tích lũy và gây hại vào giai đoan cây lúa làm đòng đến trổ do đó bà con cần phải thường xuyên thăm đồng và phát hiện kịp thời khi thấy triệu chứng cây lúa bị vàng và có vết nhện gây hại giống như vết cạo gió 5-7 % số dảnh bị hại trở lên, thì tiến hành sử dụng một trong các loại thuốc như: Kinalux 25 EC, Ortus 5SC....
Hình ảnh nhện đang gây hại được chụp qua kính lúp
4. Đối với bệnh đốm nâu : Hiện đang xuất hiện nhiều trên các diện tích lúa do thời tiết có nhiều nắng nóng nhiệt cao, độ ẩm không khi cao thấp thất thường đặc biệt trên các diện tích lúa thiếu dinh dưỡng và thiếu nước do đó bà con cần phải thăm đồng thường xuyên để nhận diện và không nhầm lẫn với bệnh đạo ôn, khi bệnh gây hại với tỷ lệ cao có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Tiltsuper 300 ND,Nevo 330 EC, Anvil 5SC....
5. Đối với rầy nâu rầy lưng trắng:
- Rầy nâu, rầy lưng trắng xuất hiện phổ biến với mật độ từ 100 – 200 con/m2 nơi cao từ 300 – 500 con/m2 tập trung tại cánh đồng: Đồng Sậy, Hoa Thành xóm Ân Quang,... (Để tránh hiện tượng cháy rầy vào cuối vụ yêu cầu bà con thường xuyên kiểm tra thăm đồng nếu phát hiện mật độ rầy từ 1500 con/m2 trở lên thì phun trừ bằng một trong các loại thuốc có hoạt chất như: Chess 50WG,, Oshin 20WP....
Ngoài ra vụ Hè Thu còn cần phải chú ý phát hiện và phòng trừ kịp thời mọt trong các đối tượng như: Bệnh Bạc lá đốm sọc vi khuẩn,..
Nguồn ban nông nghiệp xã: Nguyễn Thị Thu hải