TẬP TRUNG THEO DÕI VÀ PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ LỨA 6, SÂU ĐỤC THÂN LỨA 4, BỆNH KHÔ VẰN, BỆNH BẠC LÁ VÀ ĐỐM SỌC VI KHUẨN, BỆNH ĐEN LEM LÉP HẠT VỤ HÈ THU NĂM 2023
Hiện nay lúa vụ Hè Thu trên địa bàn xã Tây Thành đang ở thời kỳ trà 1: đang trong giai đoạn làm đòng – ôm đòng dự kiến trổ tập trung từ ngày 10 -15/08/2023 , tập trung các xóm Hậu Thành, Ân Quang, Khánh Thành và đồng Eo xóm Tân Trung,.. Trà 2: đang trong giai đoạn phân hóa đòng tập trung các xóm Đồng Kén, Rạng Đông. Nhìn chung cây lúa phát triển bình thường. Thời gian vừa qua sâu cuốn lá nhỏ lứa 5, sâu đục thân 2 chấm, cú mèo đã phát sinh gây hại cục bộ trên một số xứ đồng như: Đồng Eo xóm Tân Trung, đồng Hoa Thành, đồng Sậy xóm Ân Quang, đồng Xạ Giới, đồng Cây Dung xóm Hậu Thành; đồng Lê Lai xóm Khánh Thành, đồng Dong, đồng Nương Mạ, Hố Chù xóm Đồng Kén; Đồng Sim xóm Tiên Sơn,...Ban nông nghiệp đã cảnh báo, điều tra dự tính dự báo thời điểm sâu gây hại và tham mưu thời gian phun hiệu quả nhất, tổ chức tập huấn cho các đoàn thể cấp xóm, thường xuyên thông báo, tuyên truyền trên loa truyền thanh của xã, xóm về thời điểm phòng trừ hiệu quả nhất và ngưỡng phải phòng trừ . Tuy nhiên công tác phòng trừ sâu bệnh ở một số xóm hiệu quả không cao, bà con nhân dân còn chủ quan lơ là, đang còn để một số diện tích bị sâu gây hại nặng ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng và năng suất của cây lúa .
Để chủ động phát hiện, phòng trừ kịp thời, hiệu quả đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 6, sâu đục thân lứa 4. Nhện gié, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn,.... đồng thời tránh việc sử dụng thuốc BVTV tràn lan gây lãng phí, ô nhiễm môi trường sinh thái. UBND xã, ban nông nghiệp xã thông báo đến ban chỉ huy 08 xóm và bà con nhân dân trên địa bàn xã một số nội dung sau:
* Đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 6: Thường xuyên kiểm tra thăm đồng để điều tra phát hiện kịp thời, chính xác thời gian xuất hiện của sâu non tuổi 1-tuổi 3 lứa 6 và chỉ phòng trừ trên những diện tích có mật độ sâu gây hại từ 50 con/m2 trở lên ( đối với giai đoạn đẻ nhánh); 30 con /m2 trở lên (đối với giai đoạn làm đòng) bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Ammate 150 SC, Clever 150 SC, An gun 5 WG,.. Phun theo liều khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng.. Dự kiến sâu non lứa 6 có khả năng phát sinh gây hại cục bộ trên trà lúa phân hóa đòng- làm đòng với mật độ cao và sâu gối lứa. Lưu ý nếu trên đồng ruộng có cả sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân gây hại cùng lúc thì nên sử dụng một trong các loại thuốc như: ViTaKo 40 WG, Prevathon 5 SC,.. để phòng trừ.
. Tuyệt đối không được chủ quan lơ là, khi sâu đã cuốn vào lá , gây cháy lá mới phun thuốc thì hiệu quả phòng trừ không cao.
Sâu cuốn lá nhỏ tuổi 1,2 khi được phóng to qua kính lúp
* Đối với Sâu đục thân bướm 2 chấm: Hiện nay sâu đang gây hại cục bộ ở số cánh đồng như đồng Lê Lai, Hóc Chù xóm Đồng Kén, đồng Hóc bò xóm Khánh Thành, đồng Sậy xóm Ân Quang, .... sâu đang tuổi 4, tuổi 5 . dự kiến trưởng thành lứa 4 sẽ ra rộ từ 15- 20/8 Lứa sâu này có khả năng gây hại nặng cục bộ trên một số diện tích lúa Hè thu thời kỳ làm đòng đến trổ bông. Biện pháp: Khuyến cáo bà con thăm đồng nếu phát hiện có mật độ ổ trứng cao ( từ 0,1 -0,3 ổ trứng trở lên ) thì dùng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Vitako 40 WG, Prevathon 5SC, Voliamtargo 063SC,... để phun trừ.( Nếu mật độ ổ trứng cao trên 0,3 ổ trứng cần phun 2 lần mỗi lần cách nhau 5 -7 ngày).
Trứng sâu đục thân 2 chấm và trứng sâu đục thân cú mèo
* Đối với Nhện gié hại lúa : Đây là đối tượng tiềm ẩn nguy cơ gây hại nghiêm trọng và khó phòng trừ. Đặc biệt, vụ Hè thu điều kiện thời tiết thuận lợi để Nhện gié phát sinh gây hại trên diện rộng, có thể gây hại lớn vào giai đoạn lúa trỗ - chắc xanh. Biện pháp: Khi phát hiện những diện tích có từ 5% -7% số dảnh bị hại trở lên, đặc biệt giai đoạn làm đòng đển trổ thì dùng thuốc đặc hiệu như Kinalux 25 EC, Comute 75 EC,.... (Phun hiệu quả ở giai đoạn từ làm đòng đến ôm đòng).
Hình ảnh nhện Gié được soi qua kính lúp
* Đối với bệnh khô vằn: xuất hiện và gây hại cục bộ tại một số diện tích. Cần chú ý kiểm tra ở các ruộng gieo cấy dày, bón phân không cân đối và các ruộng trước đây hay bị nhiễm bệnh nếu có 10% số dảnh bị nhiễm bệnh trở lên cần giữ đủ nước trên ruộng và tiến hành phun trừ bằng các thuốc đặc hiệu như: Validacin 3-5l, Vida 5WP….pha theo liều lượng hướng dẫn và phun đều vào phần thân và gốc lúa.
* Đối với Bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn; Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đặc biệt sau các đợt mưa kèm giông gió để phát hiện và phun trừ sớm bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Kasumin 2 SL, Xanthomix 20WP, Staner 20WP, To tan 200 WP,... phun lại lần 2 sau 5 – 7 ngày nếu bệnh vẫn tiếp tục phát sinh phát triển.
* Đối với bệnh đen lem lép hạt: Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chú ý các trà lúa trổ gặp mưa kép dài, cần phun phòng sớm bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: TiltSuper 300 ND,
Ngoài ra trong vụ Hè Thu năm 2023 còn phải thường xuyên theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại khác như: Chuột hại, bệnh lem lép hạt, rầy nâu, rầy lưng trắng,...
Ngoài việc tập trung phòng trừ sâu bệnh hại thì cũng phải tập trung chăm sóc lúa và luôn duy trì mực nước tưới hợp lý từ 2-3 cm, bón phân đầy đủ và bón cân đối NPK theo đúng thời kỳ sinh trưởng phát triển để cây lúa khỏe mạnh và hạn chế sự phát sinh gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại./.
CÔNG CHỨC NÔNG NGHIỆP XÃ
NGUYỄN THỊ THU HẢI