Bài tuyên truyền về phòng chống bệnh Dại cho đàn Chó Mèo

Thứ hai - 10/06/2024 09:37
Bài tuyên tuyên về phòng chống bệnh Dại cho đàn đàn Chó, Mèo trên địa bàn xã Tây Thành
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI
Chó, mèo là vật nuôi quen thuộc đối với rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng dịch và không được chăm sóc đúng cách, chúng sẽ dễ trở thành “thú dữ”, gây hại đến sức khỏe của con người, là mối nguy hiểm tiềm tàng ngay bên cạnh chúng ta nếu còn chủ quan và thiếu ý thức trong việc nuôi và tiếp cận với vật nuôi. Vì vậy, ngay bây giờ chúng ta hãy hành động ngay…vì chính sức khoẻ của chúng ta, vì người thân và vì cộng đồng quanh ta! Phòng chống bệnh dại: Quan trọng là ý thức của người dân!
z5526143064674 e9d81720e9c58413c6d10f1e5025c0b5

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo).
Cho đến nay bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như tử vong 100%. Bệnh Dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh Dại.
1. Nguồn bệnh và thời gian ủ bệnh:
- Nguồn bệnh: Ở nước ta, chó nhà là nguồn bệnh dại chủ yếu chiếm đến hơn 90%, sau đó là mèo nhà.
- Đường lây truyền: Vi rút xâm nhập qua vết cắn, vết cào, vết liếm, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở.
- Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn.
- Sau khi bị chó, mèo mắc bệnh dại cắn, thời gian ủ bệnh ở người thường từ 01 - 03 tháng, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một năm hoặc hai năm thậm chí trên 02 năm mới phát bệnh dại.
Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn và khi phát bệnh dại, người bệnh 100% tử vong.
2. Triệu chứng:
Bệnh dại thường chia làm 2 thể: Thể dại điên cuồng và thể bại liệt.
Biểu hiện của bệnh dại trên người:
Người bị mắc bệnh dại cũng có 2 thể bệnh lâm sàng là thể:
- Thể điên cuồng (hung dữ): thường biểu hiện triệu chứng gào thét, tăng cảm giác của các giác quan, sợ gió, sợ nước nên thường được gọi là bệnh sợ nước, bị hoang tưởng, đập phá, co thắt thanh quản...
- Thể bại liệt: bệnh nhân thường nằm im lìm, hay có liệt hướng lên, liệt hô hấp. Tất cả các bệnh nhân lên cơn dại đều bị tử vong sau 7 -10 ngày.
3.  Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
- Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm và có người dẫn.
- Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
- Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:
+ Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
+ Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%.
+ Hạn chế làm dập vết thương và không được ong kín vết thương.
+ Đến ngay trung tâm y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
+ Tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam và các phương thuốc dân giang, gia truyền.
+ Đối với chó nuôi có đăng k‎ý đã được tiêm phòng dại hàng năm, cần theo dõi con vật trong vòng 14 ngày.
+ Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày; trong trường hợp chưa cắn, cào người thì phải tiêu hủy.
4.  Quy định của pháp luật áp dụng về phòng bệnh động vật trên cạn:
Căn cứ Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của thủ tướng chính phủ về phòng chống bệnh dại ở động vật.
- Tại điều 6, chương 2, nghị định 05 quy định. Đối với chủ nuôi chó phải thực hiện các quy định sau đây:
1. Đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư.
2. Xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh. Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt.
3. Nuôi chó tập trung phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y; không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.
- Tại Điều 7, chương 2, Nghị định 05 quy định về việc Tiêm vắc xin phòng bệnh dại
1. Tất cả chó, mèo trong diện tiêm phòng bắt buộc phải được tiêm vắc xin phòng bệnh dại theo quy định của cơ quan thú y.
2. Vắc xin tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo phải có trong Danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam và phải được bảo quản, sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc của cơ quan thú y.
3. Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng cho chủ vật nuôi có chó, mèo đã được tiêm phòng theo quy định. Chủ vật nuôi phải thanh toán các khoản chi phí tiêm phòng theo quy định của pháp luật về thú y.
5. Xử lý vi phạm đối với hộ gia đình không thực hiện việc tiêm phòng vắc xin bệnh dại cho vật nuôi.
Theo qui định tại  Khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ về QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THÚ  Y. 2. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
Như vậy, đối với hành vi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng thì sẽ bị xử phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
z5526189654211 30d322b8cc38a744c71878a0bde5d0ec

Vì mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân, của người thân trong gia đình và của cộng đồng, đồng thời, bảo vệ đàn chó, mèo vật nuôi. Bệnh Dại rất nguy hiểm, quan trọng là Ý THỨC CỦA NGƯỜI DÂN. Khi bị chó, mèo cắn mọi người hãy đừng chủ quan, đừng im lặng bỏ qua cơ hội vàng phòng, chống bệnh Dại, hãy chủ động thực hiện sơ cứu và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và tiêm vắc-xin phòng, chống bệnh Dại.
Các hộ có nuôi chó, mèo trên địa bàn xã Tây Thành hãy tích cực hưởng ứng việc tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho vật nuôi năm 2024  và các năm tiếp theo để đảm bảo cho mỗi chúng ta và cộng đồng sống trong một môi trường an toàn với mục tiêu SỨC KHOẺ LÀ TRÊN HẾT./.
BAN NÔNG NGHIỆP XÃ: NGUYỄN THỊ THU HẢI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây