Tính đến thời điểm hiện nay lúa Hè Thu năm 2024 đã tiến hành gieo cấy được khoảng 10 đến 25 ngày, cây lúa đang ở giai đoạn bén rể hồi xanh đến đẻ nhánh, một số diện tích gieo cấy sớm nay đã đẻ nhánh rộ như cánh đồng Cửa Đình , đồng Sậy, Hoa Thành xóm Ân Quang, Đồng Eo xóm Tân Trung,... nhìn chung cây lúa phát triển bình thường. Qua kiểm tra thăm đồng của ban nông nghiệp và PTNT xã trên đồng ruộng xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại như: Chuột hại, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh ngộ độc hữu cơ,...
Theo dự báo thời tiết khu vực Yên Thành Nghệ An trong tuần tới diễn biến thời tiết phức tạp nắng nóng xen kẻ có mưa rào và giông một số nơi, trời dịu mát hơn, nhiệt độ giao động từ 27 -34 0c.
Để đảm bảo cho lúa Hè thu sinh trưởng và phát triển tốt, UBND xã thông báo đến ban chỉ huy các xóm, cùng toàn thể bà con nhân dân tiếp tục thực hiện tốt một số nội dung sau
Về công tác phòng trừ sâu bệnh
1. Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Hiện nay Sâu cuốn lá đã xuất hiện rải rác với mật độ thấp phổ biến 1-3 con/m2, nơi cao từ 05– 10 con/m2 (sâu đang ở giai đoạn , nhộng, ). Dự kiến trưởng thành lứa 4 sẽ ra rộ từ 25/6 -02/7/2024, sâu non tuổi 1-3 lứa 5 sẽ ra rộ thời gian từ 02/7 -10/7/2024, do đó bà con cần phải thường xuyên thăm đồng kiểm tra ruộng nhà mình, nếu phát hiện mật độ gây hại từ 50 con/m2 trở lên (đối với giai đoạn đẻ nhánh , 30 con/m2 đối với giai đoạn làm đòng) trở lên phun khi sâu tuổi 1,3 thì tiến hành phòng trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Ammate 150SC; Virtako 40WG; Clever 150 SC,300 WG,...phun theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.( Thời gian phun hiệu quả nhất khi đa số sâu ở tuổi 1-3 ( tức từ ngày 02/07- 10/07/2024)
2. Đối với sâu đục thân: Hiện nay đã xuất hiện cục bộ một số cánh đồng với mật độ rải rác nơi cao 1-2 con/m2, sâu đang ở pha trưởng thành ( dự kiến trưởng thành ra rộ từ 27/6 đến 05/7 ( thời gian phun tốt nhất từ 05 -12 /7/2024). Dự kiến sâu đục thân 2 chấm sẽ gối lứa và sẽ gây hại bông bạc vào giai đoạn ôm đòng đến trổ, do đó bà con cần phải thường xuyên thăm đồng khi có mật độ ổ trứng 0,3 –0,5 ổ trứng/m2 đối với giai đoạn đẻ nhánh và 0,1 ổ trứng/m2 đối với giai đoạn làm đòng đến chín thì tiến hành sử dụng một trong các loại thuốc đặc hiệu như: Vitako 40 WG, Prevathon 5 SC...phun theo nguyên tắc 4 đúng.
3. Đối với Nhện Gié: Đây là đối tượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng và khó phòng trừ. Hiện nay nhện đã xuất hiện cục bộ ở một số cánh đồng với tỷ lệ rải rác, nơi cao 2- 5 % số dảnh bị hại nhện sẽ tích lũy và gây hại vào giai đoan cây lúa làm đòng đến trổ do đó bà con cần phải thường xuyên thăm đồng và phát hiện kịp thời khi thấy triệu chứng cây lúa bị vàng và có vết nhện gây hại giống như vết cạo gió 5-7 % số dảnh bị hại trở lên, thì tiến hành sử dụng một trong các loại thuốc như: Kinalux 25 EC, Ortus 5SC....
4. Đối với bệnh đốm nâu: Hiện đang xuất hiện nhiều trên các diện tích lúa do thời tiết có nhiều nắng nóng nhiệt cao, độ ẩm không khi cao thấp thất thường đặc biệt trên các diện tích lúa thiếu dinh dưỡng và thiếu nước do đó bà con cần phải thăm đồng thường xuyên để nhận diện và không nhầm lẫn với bệnh đạo ôn, khi bệnh gây hại với tỷ lệ cao có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Tiltsuper 300 ND,Nevo 330 EC, Anvil 5SC....
Ngoài ra trong vụ Hè Thu còn cần phải chú ý đến các đối tượng gây hại khác như: Chuột hại, Rầy nâu, rầy lưng trắng,…
Hình ảnh nhện gây hại được chụp qua kính lúp
Ngoài việc tập trung phòng trừ sâu bệnh hại thì cũng phải tập trung chăm sóc lúa và luôn duy trì mực nước tưới hợp lý từ 2-3 cm, bón phân đủ và bón cân đối NPK theo đúng thời kỳ sinh trưởng phát triển để cây lúa khỏe mạnh và hạn chế sư phát sinh gây hại của các đối tượng sâu bệnh hại.
Nguồn ban nông nghiệp xã